Những lỗi thường gặp của laptop và cách khắc phục!!!
Dưới đây là một số lỗi thường gặp khi sử dụng laptop, các bạn có thể xem qua để biết cách tự khắc phục hoặc tự chuẩn đoán bệnh cho laptop trước khi mang tới các Trung tâm Sửa Laptop nhé.
1. Lỗi khởi động máy tính:
– Bật công tắc nguồn không lên.
– Bật lên nguồn sau đó tự tắt bật lại không được hoặc máy lên rồi sử dụng xong tắt đi thì không khởi động lại được.
– Máy chạy một lúc tắt ngấm như bị mất điện, bật lại thì không lên.
– Máy đang chạy thì bị treo hoặc tự khởi động lại. Máy bật chỉ lên LOGO không boot vào WIN hoặc không vào được BIOS.
- Nguyên Nhân: Chết IC Nguồn, Chipset, Winbo, Lỗi Bios, Lỗi VGA (Nếu máy bạn có VGA rời)
- Cách xử lý: Sửa Chữa IC Nguồn, Winbo, Bios, Chipset hoặc VGA.
2. Máy chạy để ở bàn thì không sao, bê nhẹ lên, hoặc bê máy lắc nhẹ thì bị treo hoặc bị mất hình.
- Nguyên Nhân: Lỗi Card hình hoặc Chipset
- Cách xử lý: Sửa Chữa Card hình hoặc Chipset
3. Máy đang chạy thì xuất hiện màn hình XANH rồi tự khởi động lại.
- Nguyên Nhân: Lỗi Win, Máy chạy nóng, Lỗi RAM
- Cách xử lý: Vệ sinh laptop + Cài Win.
4. Lỗi tín hiệu máy tính:
– Máy bật lên nguồn, ổ CD-ROM có điện nhưng không lên tín hiệu màn hình.
– Máy chạy bình thường nhưng vào WIN không có TIẾNG.
- Nguyên Nhân: Có thể chưa cài Driver card Sound hoặc Card Sound của bạn bị lỗi Hoặc hỏng Loa Ngoài.
- Cách xử lý: Chỉ cần cài thêm Driver nếu bị thiếu. Còn nếu máy bị hỏng loa thì phải thay.
5. Lỗi nguồn máy tính:
– Máy bật khi cắm PIN thì chạy nhưng cắm nguồn thì không chạy.
– Máy cắm cả PIN và ADAPTOR thì bật không lên nguồn, bỏ PIN ra cắm ADAPTOR thì máy chạy bình thường.
- Nguyên Nhân: Lỗi IC Mạch Nguồn Sạc
- Cách xử lý: Sửa chữa IC Mạch Nguồn Sạc
6. Máy chạy bình thường nhưng không đánh được phím, không di được chuột, bàn phím bị chập loạn, lúc được lúc không.
- Nguyên Nhân: Chập Phím hoặc lỗi Winbo
- Cách xử lý: Sửa chữa hoặc thay bàn phím mới
7. Lỗi nhận thiết bị ngoại vi:
– Máy không nhận các thiệt bị cắm trong như: CHUỘT, KEYBOARD, BLUETOOTH, WIFI, LAN, RAM, HDD, …
– Máy không nhận các thiết bị cắm ngoài như USB, thẻ nhớ, chuột quang USB….
- Nguyên Nhân: Lỗi Chipset
- Cách xử lý: Sửa chữa Chipset
8. Màn hình bị ố hoặc đốm mờ.
- Biểu hiện: Màn hình có vết ố màu xám hoặc trắng khá lớn.
- Nguyên nhân: Do tấm chắn bên trong màn hình bị chuyển màu nên không hiển thị đúng màu sắc lên lớp ma trận phía trước.
- Cách xử lý: Thay tấm chắn
9. Màn hình có điểm chết.
- Biểu hiện: Trên màn hình xuất hiện các điểm không hiển thị hình ảnh
- Nguyên nhân: Chủ yếu xuất phát từ khâu sản xuất.
- Cách xử lý: Hiện tại, công nghệ chưa cho phép sửa được những điểm chết trên màn hình. Vì vậy, người dùng nên thay màn hình để laptop hoạt động tốt hơn.
10. Màn hình bị mất màu.
- Biểu hiện: Màn hình chuyển sang một màu duy nhất.
- Nguyên nhân: Có thể do lỗi ở bộ phận socket, hoặc quá trình đóng mở nắp gập màn hình lâu ngày cũng sẽ gây tình trạng lỏng cáp.
- Cách xử lý: Thay thế socket mới
11. Màn hình tối mờ, nhìn nghiêng mới thấy.
- Nguyên nhân: Đèn cao áp của màn hình hỏng, cáp màn hình đứt, vỉ cao áp hỏng, mất nguồn từ mainboard cấp lên
- Cách xử lý: Thay mới với hai trường hợp. Kiểm tra thay thế linh kiện điện tử đối với mainboard và vỉ cao áp
Ngoài Ra còn 1 số lỗi các bạn có thể nhận biết bằng mắt cũng như bằng tai như sau:
1. Lỗi cơ ổ cứng:
Dấu hiệu:
- Máy chạy chậm, treo, hoặc nghe tiếng kêu rẹc rẹc, giật ngắt quãng và không thể dectect được ổ cứng. Những tiếng kêu này diễn ra liên tục, lúc đầu tiếng kêu khá nhỏ nhưng sau đó tiếng kêu lớn dần lên.
Khắc phục:
- Hiện tại ở Việt Nam ổ cứng bị hư cơ chưa có nơi nào có thể sửa chữa được. Vì thế khi bị hiện tượng này thì bạn phải thay ổ cứng mới. Nếu bạn gặp hiện tượng máy bị treo bạn hay mang ngay chiếc Laptop của mình tới trung tâm chúng tôi để xem có thể khắc phục và lấy lại được các dữ liệu của mình hay không – Thay vì bạn cố gắng bật và dùng nó.
2. Lỏng hoặc chết Ram.
Dấu hiệu:
- Khởi động lên máy liên tục kêu …tit..tit.. một quãng dài. Tiếng kêu này báo hiệu là hệ thống không tìm thấy Ram đâu cả.
Khắc phục:
- Tháo Ram ra cắm lại cho chắc chắn. Nếu vẫn còn bị thì tháo Ram ra làm sạch khe cắm Ram, riêng với Ram có thể dùng xăng hoặc cục gôm làm sạch phần tiếp xúc của Ram vào khe cắm vào mainboard. Nếu làm cả hai trường hợp trên mà không được thì rất có thể Ram đã bị chết, cách tốt nhất là chúng ta đem đi bảo hành hoặc thay Ram mới.
3. Màn hình xuất hiện màu xanh.
Thông thường máy bị màn hình xanh điều người ta nghĩ đến đầu tiên là lỗi hệ điều hành. Nhưng khi đã cài lại hệ điều hành mà vẫn bị thì rất có khả năng Ram đã bị lỗi. Để phát hiện và khắc phục hiện tượng này thì trước hết chúng ta phải thay Ram để kiểm tra coi phải lỗi ở đó hay không. Sau đó tiến hành làm sạch Ram gắn trở lại vào, nếu vẫn bị hiện tượng trên thì tốt nhất là nên sử dụng cây Ram mới.
4. Lỗi do quạt CPU.
Dấu hiệu:
- Khởi động máy vẫn lên hệ điều hành và chạy bình thường. Nhưng chạy được một lúc tự nhiên màn hình bị đơ không thể điều khiển được. Khởi động máy lại cũng chạy được một lúc rồi bị y như cũ. Lúc này có thể khẳng định rằng quạt CPU của máy đang gặp trục trặc.
Khắc phục:
- Để xử lý sự cố này chúng ta nhanh chóng mở máy ra kiểm tra lại chân cắm nguồn của quạt CPU, làm vệ sinh cho quạt sạch sẽ, tra thêm ít dầu máy vào để tạo nên độ nhạy. Trường hợp quạt vẫn không quay trở lại thì cách tốt nhất là chúng ta nên thay quạt cho máy tính.
5. Hư tụ Mainboard.
Dấu hiệu:
- Hiện tượng máy hay treo giữa chừng (màn hình đứng cứng không làm gì được, thậm chí nút Reset cũng không tác dụng, chỉ có rút điện nguồn mới OK) máy chạy không ổn định, chập chờn. Mở máy ra quan sát trên mainboard thấy các tụ điện bị phồng lên, có thể khẳng định rằng máy đang bị phù tụ
Khắc phục:
- Nếu mainboard bị phù tụ thì cách tốt nhất người dùng đem máy ra các trung tâm sữa chữa vi tính để sữa chữa. Nếu có kiến thức về điện tử có thể ra mua tụ về thay thế, còn không thì nên để các chuyên gia làm công việc này.
6. Pin Bios bị hỏng.
Dấu hiệu:
- Khởi động máy hệ điều hành không chịu lên, hoặc vào hệ điều hành thì thấy ngày tháng cách đó cả thập kỉ trước. Chỉnh lại ngày tháng trong CMOS nhưng khi tắt nguồn hoặc cúp điện xong mở lên lại trở về như cũ. Lúc này pin Bios đã bị hư.
Khắc phục:
- Một cách khá đơn giản là chúng ta mở máy ra tìm cục pin hình tròn giống pin đồng hồ điện tử nhưng to hơn một chút tháo bỏ. Chạy ra cửa hàng vi tính mua một viên pin mới để hay vào, sau đó tiến hành vào CMOS để chỉnh lại ngày tháng ở thời điểm hiện tại.
Với một số kiến thức trên, mong là sẽ giúp được các bạn trong việc tự khắc phục lỗi laptop hoặc tự chuẩn đoán bệnh cho laptop trước khi mang đến các Trung tâm Sửa chữa Laptop.