Nâng Cấp Laptop/Máy Tính Là Gì ?
Nâng Cấp Laptop đại khái là thay thế 1 hoặc 1 vài linh kiện bên trong laptop, đương nhiên là những linh kiện được thay thế này phải có dung lượng cao hơn, công suất hoạt động tốt hơn hoặc phiên bản mới hơn so với linh kiện bị thay thế. Mục đích nâng cấp laptop là cải thiện tốc độ và công suất máy tình lên 1 mức cao hơn, để phục vụ cho nhu cầu sử dụng của người dùng như: Công việc, chơi game, giải trí, …
Ổ Cứng Laptop/Máy Tính Là Gì ?
Ổ cứng máy tính là gì ? Không cần nói chắc bạn cũng đã biết. Ổ cứng máy tính một thành phần rất quan trọng, nó lưu trữ tất cả dữ liệu như: Hệ diều hành Win, phần mềm, video, hình ảnh, tài liệu, dữ liệu cá nhân, … và chúng được truy xuất thường xuyên trong quá trình người dùng sử dụng. Do đó, chúng luôn được các nhà sản xuất phần cứng ưu tiên phát triển, từ thế hệ ổ cứng truyền thống (thông thường) HDD (Hard Disk Drive) cho máy tính để bàn (desktop), máy tính xách tay (laptop) cho đến thế hệ ổ cứng SSD (Solid State Disk/Solid State Drive) khá mới hiện nay, giúp khả năng truy xuất dữ liệu được cải thiện lên rất nhiều, khả năng bảo vệ dữ liệu, kích cỡ và tuổi thọ của ổ cứng cũng được nâng lên rất nhiều.
Ram và Ổ Cứng là 2 linh kiện luôn được ưu tiên trong việc nâng cấp laptop/máy tính. Cho nên, nếu RAM là linh kiện nâng cấp công suất hoạt động, thì Ổ Cứng SSD chính là linh kiện nâng cấp tốc độ cho laptop/máy tính của bạn !!!
>>> Nâng Cấp Laptop Hợp Lý, Những Điều Cần Chú Ý !!!
Khác Biệt Giữa Ổ Cứng HDD Và Ổ Cứng SSD:
Chú Ý: Nếu bạn muốn biết chi tiết về 2 loại Ổ Cứng này là gì ? Hãy tìm kiếm với 2 từ khóa “HDD (Hard Disk Drive)” và “SSD (Solid State Drive)” này nhé. Vì thực tế, nếu bạn không có nhu cầu tìm hiểu thì hãy bỏ qua nó, việc đó cũng chả ảnh hưởng gì tới việc bạn nâng cấp ổ cứng cho máy tính của mình cả, cũng như tránh bài viết trở nên quá dài.
Ở đây, tôi sẽ tập chung vào những điểm khác biệt về chức năng cũng như lợi ích mà 2 thế hệ ổ cứng này mang lại, giúp bạn có một cái nhìn tổng quan hơn về 2 dòng ổ cứng này trong việc lựa chọn, thay vì phải đọc những thông số dài ngoằn trong khi bạn không có nhu cầu tìm hiểu chúng.
Ổ Cứng SSD (Solid State Drive)
Ổ Cứng SSD (Solid State Drive) là loại ổ cứng thể rắn, được các chuyên gia về phần cứng nghiên cứu và chế tạo nhằm cạnh tranh với dòng ổ cứng HDD truyền thống. SSD ra đời với mục đích cải thiện về sức mạnh tốc độ, nhiệt độ, độ an toàn dữ liệu và cả về điện năng tiêu thụ của HDD. SSD là loại ổ cứng được cấu thành từ nhiều chip nhớ Non-volatile memory chip (chip nhớ không thay đổi), ổ cứng SSD ghi và lưu dữ liệu trong các chip flash, nhờ vậy việc truy xuất dữ liệu gần như được diễn ra ngay lập tức.
Cách đây vài năm, việc sắm một ổ cứng SSD là một điều khá khó khăn, có thể nói là xa xỉ. Nhưng đó là chuyện của vài năm trước, vì hiện nay giá ổ cứng SSD cũng đã giảm đi khá nhiều. Cũng như nếu biết cách, bạn không nhất thiết phải bỏ ra quá nhiều tiền để mua 1 ổ cứng SSD có dung lượng lớn. Hạy cùng tôi cảm nhận xem nó đáng “Đồng tiền, bác gạo” như thế nào nhé.
Tốc độ: Do có nhiều hãng sản xuất nên tốc độ ghi và đọc cũng khác nhau tùy theo hãng, nếu nói chung chung là SSD và HDD thì cũng khó mà có được con số chính xác về tốc độ giữa 2 thế hệ này. Nhưng bạn có thể hiểu theo 1 con số chung chung, đó là SSD nhanh hơn HDD gần 10 lần nhé, mọi thứ sẽ được tính bằng giây (s).
- Việc di chuyển dữ liệu giữa các phân vùng trong ổ cứng SSD cực nhanh, SATA 2 trung bình cũng ở khoản 300MB/s là bình thường, còn SATA 3 thì nhanh hơn nữa, tùy hãng sản xuất mà tốc độ đọc/ghi cũng khác nhau.
Độ bền: So với HDD thì SSD chịu va đập tốt hơn rất nhiều. HDD có thể bị chế cơ do va đập, đặt biệt là khi đang hoạt động, rơi máy tính khi đang hoạt động hoặc ở chế độ ngủ (sleep).
- Trong khi đó thì SSD khắc phục được gần như hoàn toàn vấn đề này vì nó không chạy bằng cơ như HDD, mà nó giống RAM hơn. Dù SSD có độ bền cao nhưng đừng cố gắng test nhé, trừ khi bạn có điều kiện 🙂
Tuổi thọ: Dùng càng lâu thì phát sinh lỗi càng nhiều, nhưng đôi lúc dùng ít nó vẫn hư nhé (xui thui). Nhưng SSD là 1 thế hệ ổ cứng mới với công nghệ mới hoàn toàn so với HDD, nó khắc phục gần như hoàn toàn những khuyết điểm của HDD, đồng nghĩa với việc là tuổi thọ của SSD cũng cao hơn HDD rất nhiều.
- Với HDD, tầm sau 1 năm sử dụng bạn có thể cảm thấy nó chậm đi rất nhiều đo bị Bad, Delay, không cài được win, chết cơ, … Còn SSD thì mấy cái này khỏi lo nhé, tôi đang dùng SSD SamSung Evo 500GB (mua cũ từ 1 người quen) và đã dùng được 2 năm, mọi thứ vẫn chạy vèo vèo.
Bảo vệ dữ liệu: Độ bền cao, chống sóc tốt, khả năng phát sinh lỗi rất thấp, tuổi thọ dài, … Nói chung khó hư là dữ liệu an toàn (ngoại trừ virus máy tính nhé).
Sự hài lòng: Nói thật, từ khi sử dụng ổ cứng SSD thì mọi thứ đều rất manh, nhờ đó mà laptop của tôi cũng luôn hoạt động ổn định, hiệu năng laptop cao nên tôi cũng thoải mái khi thực hiện những thao tác nhanh, công xuất làm việc cũng tăng cao, sự gián đoạn giữa các thao tác đôi lúc gần như =0
- Trước đây, việc di chuyển vài GB dữ liệu giữa các phân vùng trong ổ cứng HDD rất chậm, trong thời gian đó gần như tôi không làm được gì vì máy cũng trở nên rất chậm. Còn với SSD, thì nó gần như không ảnh hưởng gì đến những thao tác khác.
Ổ Cứng HDD (Hard Disk Drive)
Ổ Cứng HDD (Hard Disk Drive) là loại ổ cứng truyền thống, dữ liệu được lưu trữ trên các phiến đĩa tròn (Platters) bằng nhôm, thủy tinh hoặc gốm được phủ vật liệu từ tính. Trung tâm ổ đĩa là động cơ quay (Spindle). Để đọc/ghi được dữ liệu, nhà sản xuất sử dụng các bộ điều khiển truyền động (Actuator) kết hợp với các tay truyền động (Actuator Arm) điều khiển đầu đọc nhỏ (Slider and Read/Write Head). Những cơ này được điều khiển bởi một bộ vi mạch nhỏ ở ngoài, chúng điều khiển đầu đọc/ghi vào đúng vào vị trí trên các đĩa từ (platters) khi đĩa quay ở tốc độ cao, đồng thời giải mã các tính hiệu từ tính thành dữ liệu mà máy tính có thể hiểu được. Ổ đĩa cứng HDD cũng là loại bộ nhớ “non-volatile” giống như ổ cứng thể rắn SSD nhưng có cấu trúc hoàn toàn khác. Cấu trúc dữ liệu của ổ cứng HDD được phân chia thành Track (rãnh từ), Sector (cung từ), Cluster (liên cung).
Ổ Cứng SSD giống nhưng 1 phiên bản đối lặp với HDD, tuy SSD gần như khắc phục hoàn toàn những khuyết điểm của HDD, nhưng vai trò của HDD cũng không hề bị trối bỏ nhé. Cho nên, dù HDD ra đời trước nhưng tôi sẽ nói về nó sau SSD để bạn dễ hiểu hơn.
Nếu bạn đã đọc qua phần “Ổ Cứng SSD (Solid State Drive)” ở bên trên, phiên bản đối lặp với HDD, thì chắc bạn đã hiểu luôn về loại “Ổ Cứng HDD (Hard Disk Drive)” này rồi, nên ở phần này tôi sẽ không lặp lại nữa. Thay vào đó, tôi sẽ nói về cách tận dụng ổ HDD sau khi nâng cấp SSD, kết hợp 2 loại SSD và HDD để tiết kiệm chi phí nhưng vẫn mang lại hiệu xuất mong muốn cho laptop/máy tính.
Nâng Cấp Ổ Cứng SSD Với Chi Phí Thấp, Tận Dụng Lại HDD
Tùy hãng sản xuất, nên trung bình thì chúng ta phải bỏ ra từ 15.000 ~20.000 đồng để sở hữu 1 Gigabyte SSD, trong khi đó với ổ HDD thì chỉ chưa đến 2.000 đồng. Vì thế, nếu bạn muốn sở hữu ổ cứng SSD có dung lượng lớn khoản 512 GB ~ 1 TB thì phải bỏ ra chi phí khá lớn.
Giải pháp: 1 ổ cứng SSD 120GB, giá tầm 1.100.000 ~ 1.500.000 tùy nơi bán, tôi nghĩ là cũng khá đủ rồi nhỉ ? Cài Win tầm ~30GB, một số phần mềm cơ bản thì tốn thêm tầm ~30GB nữa, vài phần mềm chuyên dụng cho công việc thêm ~30GB nữa đi, còn trống khoản ~30GB. Trừ hao thôi, thật tế thì ổ cứng sẽ trống khoản 40GB ~ 70GB tùy phần mềm nhiều hay ít, thả ga mà dùng nhé.
Tận dụng HDD còn lại: Về cơ bản, khi bạn mua 1 chiếc laptop/máy tính thì đã có sẵn 1 ổ cứng HDD bên trong máy. Sau khi thay thế ổ cứng SSD thì bạn sẽ còn dư lại ổ HDD, vẫn sử dụng như bình thường nhé, bỏ đi sẽ rất lãng phí.
- Thay thế ổ DVD/CD thành ổ HDD, nghĩa là bạn vẫn bỏ nhưng bỏ ổ DVD/CD chứ không phải ổ HDD. Thời nay, việc sử dụng DVD/CD trên laptop còn rất ít, thậm chí là đối với nhiều người thì ổ DVD/CD chỉ để trưng cho đủ chứ gần như là không dùng đến. Nếu thế thì tội gì không đổi thành ổ HDD để tăng thêm dung lượng lưu cho laptop ?
- Yêu cầu: Laptop phải có ít nhất 2 cổng HDD và DVD/CD hoặc HDD và MSATA (loại ổ cứng dạng nhỏ, mỏng, có nhiều kích thước khác nhau và có chân cắm tương tự như RAM, Card Wifi).
- Ưu điểm: Rất tiện lợi vì HDD được tích hợp luôn vào laptop để sử dụng song song với SSD, giúp tăng dung lượng lưu trữ. Chuyển DVD/CD thành Box di động nếu bạn vẫn có nhu cầu sử dụng hoặc bỏ luôn nếu thích.
- Nhược điểm: Laptop khi khởi động sẽ mất thêm vài giây vì phải đọc qua dữ liệu của HDD, còn lại mọi thứ vẫn bình thường.
- Nếu laptop của bạn không còn cổng nào khác để tích hợp, bạn có thể chuyển thành ổ cứng di động với 1 cái HDD Box kết nối qua USB cũng rất tiện lợi, chỉ bất tiện tí vì phải cầm theo thay vì nó dính luôn vào chiếc laptop mà thôi.
Nâng Cấp Ổ Cứng SSD Với Chi Phí Cao, Dung Lượng Lớn
Đơn giản là bạn bỏ ra chi phí cao hơn để mua 1 ổ cứng SSD có dung lượng lớn, còn lại bạn vẫn có thể áp dụng thêm các giải pháp như trên nếu muốn.
Một số dùng ổ cứng SSD bán chạy tại Dichvulaptophcm như: Kingston, Apacer, Team Group, Intel, Samsung, … chính xác là số lượng ngày 1 nhiều hơn do nhu cầu cũng đang tăng cao.
Nội dung chỉ mang tính tham khảo, giúp bạn tìm ra giải pháp hợp lý khi có nhu cầu nâng cấp ổ cứng SSD, dễ dàng hơn trong việc lựa chọn mà không cần phải có chuyên môn !!!
Cảm ơn bạn đã dành thời gian xem qua thông tin này !!!